I.Mục tiêu:
1.Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu vể vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với sinh vật; thành phần hoá học, câu trúc và tính chất của nước.
- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Giải quyết các vân đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để tìm hiểu về vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với sinh vật.
b. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đói với cơ thể sinh vật; Nêu được thành phần hoá học và cấu trúc, tính chất của nước.
- Tim hiểu tự nhiên: Quan sát và mò tả được câu trúc của nước. Lấy được ví dụ chứng minh nước không thể thiếu đối với sự sống.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Liên hệ và giải thích được một số vân để trong đời sống như ăn uống đầy đủ, hợp lí,...
2. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
- Các mảnh ghép của hình một cái cây
- Hình 28.1; 28.2; 28.3; 28.4; hình ảnh hoạt động hòa tan muối vào nước
- Các phiếu học tập 1, 2, 3
- Bảng 28.1 Sách giáo khoa
- Máy chiếu, Slide powerpoint
III. Tiến trình dạy học:
A. Khởi động:
Hoạt động : Chơi trò chơi sắp xếp các mảnh ghép
a. Mục tiêu: Tạo ra cho học sinh hứng thú để dẫn dắt vào nội dung của bài.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi, học sinh thảo luận sắp xếp thứ tự các mảnh ghép để có bức tranh hoàn thiện.Và nêu ý nghĩa của bức tranh
c. Sản phẩm:
Bức tranh hoàn thiện
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Sản phẩm dự kiến |
- Thông báo luật chơi Sắp xếp các mảnh ghép để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh. Và nêu ý nghĩa của bức tranh. Nhóm nào hoàn thành bức tranh nhanh nhất sẽ được điểm cao nhất, các nhóm khác sẽ tự nhận xét lẫn nhau và cho điểm. - Học sinh lắng nghe. |
|
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: + Quan sát các mảnh ghép đã được đánh số, thảo luận để sắp xếp các mảnh ghép để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh. + Thời gian thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ trong 2 phút. - Học sinh nhận nhiệm vụ theo nhóm. |
|
*Thực hiện nhiệm vụ học tập: + Chiếu hình ảnh về các mảnh ghép để học sinh quan sát, hỗ trợ khi cần thiết. - Hs thực hiện nhiệm vụ sắp xếp các mảnh ghép để tạo thành một bức tranh hoàn chỉnh. |
|
*Báo cáo kết quả và thảo luận: - Giáo viên nhận sản phẩm của nhóm nhanh nhất. Cho nhóm phát biểu ý nghĩa của hình ảnh vừa ghép xong. - Nhóm làm nhanh nhất nộp sản phẩm cho giáo viên là trình bày ý nghĩa: Một cái cây bị khô héo khi thiếu nước. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. |
|
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Tại sao nhiều loại cây trồng (lúa, ngô, cây ăn quả,…) không được tưới nước đầy đủ sẽ héo dần, thậm chí sẽ chết? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta làm rõ vấn đề này. - Hs lắng nghe. |
|
B. Hình thành kiến thức mới:
Tiết 1: VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI CƠ THỂ SINH VẬT
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc và tính chất của nước
a. Mục tiêu: Hs dựa vào sơ đồ(hoặc mô hình) nêu được thành phần hóa học và cấu trúc, tính chất của nước.
b. Nội dung:
- Tìm hiểu cấu trúc và tính chất của nước
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1
NHÓM: …… PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 | ||
Câu hỏi | Đáp án | |
Câu 1 | Em hãy cho biết nước có những tính chất gì? |
|
Câu 2 | Quan sát Hình 28.1, em hãy mô tả cấu trúc của phân tử nước? |
|
Câu 3 | Em có nhận xét gì về sự phân bố của các electron trong phân tử nước? |
|
Câu 4 | Cho biết tính chất của phân tử nước. Vì sao phân tử nước có tính chất đó? |
|
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Sản phẩm dự kiến | ||
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập + Nhiệm vụ 1: Quan sát hình 28.1 SGK liệt kê ra giấy nháp câu trúc của nước gồm những nguyên tố nào; nguyên tử của các nguyên tố đó tích điện gì , để từ đó rút ra được các tính chất của nước. + Nhiệm vụ 2: Hoàn thành phiếu học tập số 1. | -Nhận nhiệm vụ + HS hoạt động cá nhân trong 2 phút. + HS liên hệ với các nhóm khác, sử dụng nội dung đã làm ở trên để thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 1. Thời gian thực hiện nhiệm vụ là 5 phút. | ||
*Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS nhận biết câu trúc của nước gồm những nguyên tố nào; nguyên tử của các nguyên tố đó tích điện gì để từ đó HS rút ra được các tính chất của nước. | -Thực hiện nhiệm vụ Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ 1,2 | ||
*Báo cáo kết quả + Mời 1 nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án + Mời nhóm khác nhận xét - GV phân tích , chọn phương án (Đáp án trên phần sản phẩm) *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + Mỗi ý điền đúng sẽ được công điểm nhóm là 2,5 điểm + Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm + GV thu phiếu học tập để kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không và lấy điểm. | -Nhóm được chọn trình bày kết quả Nhóm nào hoàn thành xong sẽ gắn bài làm của nhóm mình lên bảng.
-Nhóm khác nhận xét, chấm điểm cho các nhóm khác. Nộp sản phẩm và điểm chấm cho giáo viên
| ||
| |||
Tổng kết Yêu cầu học sinh kết luận về cấu trúc và tính chất của nước: |
Hs kết luận và ghi bài | ||
Kết luận: - Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 1000C và đông đặc ở 0OC. Nước là dung môi hòa tan nhiều chất, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt. - Nước được cấu tạo từ các phân tử nước, mỗi phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxygen và hai nguyên tử hydrogen. Do có hai đầu tích điện trái dấu nhau nên phân tử nước có tính phân cực. Vì vậy, các phân tử nước có thể liên kết với nhau và liên kết với các phân tử phân cực khác. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nước
a. Mục tiêu: Hs nêu được vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật
b. Nội dung: Tìm hiểu vai trò của nước
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2
NHÓM: …… PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 | ||
Câu hỏi | Đáp án | |
Câu 5 | Nước có những vai trò gì đối với sinh vật? Cho ví dụ? |
|
Câu 6 | Em hãy kể tên một só loài sinh vật sống trong mòi trường nước?
|
|
Câu 7 | Điều gì sẽ xảy ra đổi với cơ thể sinh vật khi thiếu nước kéo dài? Giải thích. |
|
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Sản phẩm dự kiến | ||
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập + Nhiệm vụ 1: Đọc thông tin và quan sát hình 28.2; 28.3 SGK liệt kê ra giấy nháp những vai trò của nước đối với sinh vật. Kể tên một số loài sống trong môi trường nước. Điều gì sẽ xảy ra đối với cơ thể sinh vật khi thiếu nước + Nhiệm vụ 2: Hoàn thành phiếu học tập số 2 | -Nhận nhiệm vụ + HS hoạt động cá nhân trong 2 phút.
+ HS liên hệ với các nhóm khác, sử dụng nội dung đã làm ở trên để thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 2. Thời gian thực hiện nhiệm vụ là 5 phút. | ||
*Thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS giải thích điều gì sẽ xảy ra khi cơ thể sinh vật thiếu nước, để từ đó HS rút ra được vai trò của nước đối với đời sống sinh vật. | Thực hiện nhiệm vụ Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ1,2 | ||
|
| ||
- Báo cáo kết quả + Mời 1 nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án + Mời nhóm khác nhận xét - GV phân tích , chọn phương án (Đáp án trên phần sản phẩm) *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + Mỗi ý điền đúng sẽ được công điểm nhóm là 2,5 điểm + Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm + GV thu phiếu học tập để kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không và lấy điểm | -Nhóm được chọn trình bày kết quả Nhóm nào hoàn thành xong sẽ gắn bài làm của nhóm mình lên bảng.
-Nhóm khác nhận xét, chấm điểm cho các nhóm khác. Nộp sản phẩm và điểm chấm cho giáo viên | ||
| |||
Tổng kết Yêu cầu học sinh kết luận về Vai trò của nước | - Hs kết luận và ghi bài
| ||
Kết luận: Nước là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào cơ thể sinh vật. Nước có vai trò quan trọng trong các hoạt động sống của sinh vật như: điều hòa thân nhiệt, dung môi hòa tan và vận chuyển các chất, nguyên liệu và môi trường diễn ra các phản ứng chuyên hóa. |
Tiết 2: VAI TRÒ CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI
CƠ THỂ SINH VẬT
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng.
a. Mục tiêu: Hs nhận biết được vai tròa của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.
b. Nội dung:Tìm hiểu vai trò của các chất dinh dưỡng.
c. Sản phẩm:
Sản phẩm là kết quả thảo luận của các nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn.
- Phiếu học tập số 3
NHÓM: …… PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 | ||
Câu hỏi | Đáp án | |
Câu 8 | Chất dinh dưỡng là gì? Sinh vật có thể lấy chất dinh dưỡng từ những nguồn nào? |
|
Câu 9 | Ở sinh vật, các chất dinh dưỡng được chia thành những nhóm nào? Dựa vào đâu để chia thành các nhóm đó? |
|
Câu 10 | Chất dinh dưỡng có những vai trò gì đối với cơ thể sinh vật? |
|
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Sản phẩm dự kiến | ||
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập + Nhiệm vụ 1: GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn cho Hs trả lời câu hỏi “Vì sao chúng ta cần phải ăn mỗi ngày” + Nhiệm vụ 2: Từ quan sát thực tế, Bảng 28.1 và hình 28.4 trong sgk. Hoàn thành phiếu học tập số 3 | -Nhận nhiệm vụ + HS hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn trong 2 phút. + HS liên hệ với các nhóm khác, sử dụng nội dung đã làm ở trên để thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 3. Thời gian thực hiện nhiệm vụ là 5 phút. | ||
*Thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS nhận biết các nhóm chất dinh dưỡng có trong động vật và thực vật | - Thực hiện nhiệm vụ Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ1,2 | ||
*Báo cáo kết quả và thảo luận + Mời 1 nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm sau khi GV cho đáp án + Mời nhóm khác nhận xét - GV phân tích , chọn phương án (Đáp án trên phần sản phẩm) *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + Mỗi ý điền đúng sẽ được công điểm nhóm là 2,5 điểm + Yêu cầu học sinh chấm điểm cho các nhóm + GV thu phiếu học tập để kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không và lấy điểm | - Nhóm được chọn trình bày kết quả Nhóm nào hoàn thành xong sẽ gắn bài làm của nhóm mình lên bảng.
- Nhóm khác nhận xét, chấm điểm cho các nhóm khác. Nộp sản phẩm và điểm chấm cho giáo viên
| ||
| |||
Tổng kết Yêu cầu học sinh kết luận về vai trò của các chất dinh dưỡng | - Hs kết luận và ghi bài
| ||
Kết luận: Các chất dinh dưỡng có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên các thành phần của tế bào, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển, cung cấp năng lượng; tham gia điều hòa các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. |
C. Hoạt động luyện tập:
a. Mục tiêu:
- HS vận dụng được kiến thức về vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật để giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tế.
b. Nội dung:
- Hs trả lời các câu hỏi:
1. Tại sao nước có thể làm dung môi hoà tan nhiều chất?
2. Tại sao khi cơ thể đang ra mổ hôi, nêu có gió thổi ta sẽ có cảm giác mát hơn?
3. Tại sao chúng ta cần phải ăn nhiều loại thức ăn khác nhau?
c. Sản phẩm:
- Hs trả lời được 3 câu hỏi trên
1. Nước có thể làm dung môi hòa tan vì:
Nhờ có tính phân cực nên nước có thể liên kết với nhau và liên kết với các phân tử phân cực khác.
Hình minh họa về hoạt động hòa tan muối của nước (Hs thấy rõ sự liên kết giữa nước và các phân tử phân cực để hòa tan chúng)
2. Khi cơ thể đang ra mổ hôi, nếu có gió thổi ta sẽ có cảm giác mát hơn vì:
Khi có gió thổi, nước trong mổ hôi sẽ bay hơi nhanh hơn và mang theo nhiệt cơ thể đang toả ra giảm nhiệt độ bề mặt cơ thể nên sẽ có cảm giác mát hơn.
3. Chúng ta cần phải ăn nhiều loại thức ăn khác nhau vì:
Chúng ta cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để cung cấp đẩy đủ các loại chất dinh dưỡng, không cung cấp thừa hoặc thiếu một nhóm chất dinh dưỡng nào đó.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Sản phẩm dự kiến |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mở phần trò chơi : “Vòng quay may mắn” *Thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi tại nhà qua kiến thức đã học ở trên. - Gọi 1 HS đọc luật chơi. *Báo cáo kết quả và thảo luận - GV mở câu hỏi đầu tiên, quay vòng quay đến chữ số thứ tự của Hs nào, Hs đó được quyền trả lời, nếu trả lời tốt được điểm, trả lời không tốt được quyền nhờ trợ giúp của đồng đội trong nhóm *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng phiếu yêu cầu trong SGK. |
- HS có số thứ tự quay trúng có quyền trả lời. - HS trả lời đúng được quyền quay vòng quay cho các bạn ở câu hỏi ngay sau. - HS tham gia xung phong và trả lời các câu hỏi. |
D. Hoạt động vận dụng:
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Hs trả lời các câu hỏi thực tế
c. Sản phẩm: câu trả lời HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Sản phẩm dự kiến |
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi (Có thể giao bài tập về nhà) Tại sao khi bị nôn, sốt cao, tiêu chảy, chúng ta cần phải bổ sung nước bằng cách uống dung dịch oresol? *Thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi tại nhà qua kiến thức đã học ở trên. *Báo cáo kết quả và thảo luận Từng HS báo cáo, nhận xét. *Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng phiếu yêu cầu trong SGK. - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. | -Hs tiếp nhận cậu hỏi và tìm hiểu Oresol là dung dịch có thành phẩn chủ yếu là nước và các chất điện giải (các muối khoáng). Khi bị nôn, sốt cao, tiêu chảy sẽ làm cho cơ thể bị mất một lượng lớn nước và các chất điện giải. Vì vậy, uống dung dịch oresol có tác dụng bù lại các chất này cho cơ thể. - Hs tiếp nhận kiến thức |
E. Dặn dò:
- Hs làm bài tập SGK, SBT.
- Chuẩn bị bài mới Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật, trước khi lên lớp.
F. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:
- Kết thúc bài học. Gv cho Hs tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh:……………….
Các tiêu chí | Tốt | Khá | TB | Chưa đạt |
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp |
|
|
|
|
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV |
|
|
|
|
Nêu được cấu trúc và tính chất của nước |
|
|
|
|
Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật. |
|
|
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét