I/- Mục tiêu: 1. Kiến thức: * Quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim trong chu kì và nhóm. Áp dụng với chu kì 2, 3 nhóm I, IV. * Ý nghĩa của bảng tuần hoàn: Sơ lược về mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử, vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố đó. 2. Kĩ năng: * Từ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố điển hình (thuộc 20 nguyên tố đầu tiên) suy ra vị trí và tính chất hóa học cơ bản của chúng và ngược lại. * So sánh tính kim loại hoặc tính phi kimcủa một nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân cận (trong số 20 nguyên tố đầu). 3. Thái độ: Giáo dục có ý thức yêu thích môn học. 4. Năng lực hình thành kiến thức: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống. II/- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1/- Chuẩn bị của giáo viên: Bảng hệ thống tuần hoàn, tranh phóng to chu kì 2, 3 và nhóm I , nhóm VII/ 99 sgk. 2/- Chuẩn bị của học sinh: Xem trước kiến thức bài mới và ôn lại kiến thức cũ. III/- Tổ chức các hoạt động học tập: 1/- Ổn định lớp. 2/- Kiểm tra bài cũ: Chu kì là gì? Hãy cho biết thông tin của chu kì 2 Nhóm là gì ? Ở nhóm VII cho ta biết gì? 3/- Thiết kế tiến hành dạy học: 3.1/ Hoạt động khởi động: - Mục tiêu: HS hiểu được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Phương thức: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan. Chúng ta đã tìm hiểu về cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: Ô nguyên tố, chu kì, nhóm . Vậy những nguyên tố nằm trong chu kì , nhóm có sự biến đổi tính chất như thế nào. Để hiểu rõ hơn ta sang phần hoạt động 3 3.2/ Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động 1: I/- Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: Mục tiêu: + Kiến thức: Nghiên cứu về sự biến thiên của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. + Kĩ năng: Nhận biết kiến thức. Phương thức: Hợp tác theo nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình gợi mở. 1/- Trong một chu kì | |||||||||||||||||||||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung | |||||||||||||||||||
* Yêu cầu HS quan sát các chu kì cụ thể, đặt vấn đề gọi học sinh trả lời, học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung. + Chu kì là gì?
* Quan sát chu kì cụ thể rút ra qui luật biến đổi tính chất chung trong 1 chu kì qua câu hỏi gợi ý: + Trong 1 chu kì, đầu chu kì là gì? Cuối chu kì là gì? Kết thúc chu kì là gì? + Các nguyên tố trong 1 chu kì được sắp xếp như thế nào? + Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử ra sao? + Tính kim loại và phi kim như thế nào? + Ở chu kì 2 số e ngoài cùng tăng từ mấy tới mấy? * Quan sát chu kì 2 trả lời các ý + Số lượng nguyên tố. + STT của nhóm cho ta biết điều gì? Từ đó cho biết số e lớp ngoài cùng của từng nguyên tử từ Li đến Ne?
+Tính kim loại của các nguyên tố thay đổi như thế nào? Cho ví dụ? + Tính phi kim của các nguyên tố thay đổi ntn? Cho ví dụ? * Giáo viên theo dõi nhận xét và sửa chữa. * Treo bảng chu kì 3 phóng to lên bảng, yêu cầu các nhóm trao đổi thảo luận, gọi đại diện nhóm trả lời.
+ Tên nguyên tố trong chu kì 3. + Số lớp e? + Đầu, cuối, kết thúc chu kì là những nguyên tố nào? + Số e lớp ngoài cùng của các nguyên tố? + Tính phi kim và tính kim loại như thế nào? * Nhận xét bổ sung. Cho chu kì 4 đề nghị các nhóm tiến hành làmà sửa chữa. | * Quan sát chu kì trả lời, học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung. Gợi ý sản phẩm: à Là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số e và xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. + Trong 1 chu kì đi từ đầu đến cuối chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. à Đầu chu kì là kim loại kiềm, cuối chu kì là halogen, kết thúc chu kì là khí hiếm. à Tăng dần của điện tích hạt nhân. à Tăng từ 1 à 8. à Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần. à Từ 1 à 8.
* Quan sát chu kì 2 trả lời. à Gồm 8 nguyên tố. à Số thứ tự của nhóm cho ta biết số electron lớp ngoài của nguyên tử (Li: 3e ; Be: 4e ; B: 5e; C: 6e; N: 7e; O: 8e; F:9e; Ne: 10e) à Tính kim loại giảm dần. VD: Chu kì 2 : Li > Be. à Tính phi kim tăng dần. VD: Chu kì 2: B < C < N < O < F * Các nhóm trao đổi thảo luận để hoàn thành bảng, cử đại diện nhóm trả lời, nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.
à Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl, Ar. à 3 lớp e à Đầu là kim loại kiềm (Na), cuối là phi kim (Clo), kết thúc là khí hiếm (Ar). à Tăng từ 1 (Na) à 8e (Ar ở nhóm 8). à Na > Mg > Al ; Si < P < Cl * Các nhóm làm chu kì 4. |
- Trong một chu kì, đi từ đầu đến cuối chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Y Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 à 8 electron. Y Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần. - Đầu chu kì là kim loại kiềm. Cuối chu kì là halogen (Phi kim mạnh), kết thúc chu kì là khí hiếm. Ø Ví dụ : Quan sát chu kì 2 ta thấy: + Chu kì 2 gồm: 8 nguyên tố: Li , Be, B, C, N , O , F, Ne Điện tích hạt nhân tăng từ 3+ à 10+. + Số electron lớp ngoài cùng tăng từ 1 à 8. + Có 2 lớp electron. + Tính kim lọai giảm dần, tính phi kim tăng dần: Li > Be ; B < C < N < O < F + Đầu chu kì là kim loại mạnh liti, cuối chu kì là phi kim mạnh flo, kết thúc chu kì là khí hiếm Neon.
| |||||||||||||||||||
2/- Trong một nhóm | |||||||||||||||||||||
* Yêu cầu hs quan sát bảngTH, đặt câu hỏi gọi hs trả lời. + Trong bảng tuần hoàn có mấy nhóm? + Thế nào là nhóm?
+ Hãy cho ví dụ một nhóm
* Gọi hs đọc hàng chữ in nghiêng trong sgk, đặt câu hỏi gọi hs trả lời, yêu cầu hs khác nhận xét, bổ sung. + Trong một nhóm các nguyên tố đi từ trên xuống dưới như thế nào? + Số lớp e của các nguyên tử như thế nào? + Tính kim loại và tính phi kim ra sao? + Sự biến đổi số lớp e, quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim trong nhóm có gì khác so với chu kì? * Treo sơ đồ nhóm VII lên bảng, yêu cầu các nhóm trao đổi thảo luận, gọi đại diện nhóm cho biết. + Tên nguyên tố + Số lớp electron + Số electron lớp ngoài cùng + Tính phi kim + Em cho biết nguyên tố kim loại nào mạnh nhất & phi kim nào mạnh nhất? * Nhận xét, đánh giá sản phẩm. * Yêu cầu hs thảo luận nhóm làm bài tập 5,6/ 101 sgk. * Giáo viên nhận xét , sữa chữa và giải thích thêm: “As, P, N ở nhóm V nên có 5 e ngoài cùng. Theo vị trí 3 nguyên tố và qui luật biến thiên tính chất của nhóm biết được tính phi kim tăng dần As < P < N. N , O, F ở chu kì 2 có 2 lớp e. Theo vị trí, 3 nguyên tố trong chu kì và qui luật tính chất trong nhóm biết được tính phi kim tăng N < O < F”. | * Quan sát bảng để trả lời. Gợi ý sản phẩm: à 8 nhóm à Gồm các nguyên tố có số e lớp ngoài cùng bằng nhau và xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân à Nhóm II : Từ Be……….Ra, gồm các kim loại mạnh, có 2 e lớp ngoài cùng, điện tích hạt nhân tăng từ 4à 88. * Đọc chữ in nghiêng, trả lời, hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung. à Tăng dần của điện tích hạt nhân. à Số lớp e tăng dần.
à Tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần. à 1 Học sinh so sánh.
* Quan sát sơ đồ nhóm VII, cử đại diện nhóm trả lời. + F , Cl, Br, I, Al + tăng từ 2 à 6 + Số e lớp ngoài cùng đều bằng 7 + Tính phi kim giảm dần F> Cl> Br> I. + HS trả lời.
* Làm bài tập 5,6 /101 sgk. * Lắng nghe và ghi nhớ.
|
- Trong một nhóm đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Y Số electron của nguyên tử tăng dần. Y Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim của nguyên tố giảm dần. * Ví dụ : Quan sát nhóm I ta thấy: Ø Gồm 6 nguyên tố Liti …………. Fr Ø Số e lớp ngoài cùng là 1 Ø Số lớp electron tăng từ 2 à 7 Ø Tính kim loại tăng dần: Li < Na < K < Rb < Cs < Fr.
| |||||||||||||||||||
Hoạt động 2: II/- Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Mục tiêu: + Kiến thức: Cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. + Kĩ năng: Nhận biết kiến thức. Phương thức: Hợp tác theo nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình gợi mở. 1. Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố: | |||||||||||||||||||||
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh | Nội dung | |||||||||||||||||||
* GV hướng dẩn HS ghi ví dụ cụ thể. VD: Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17, Chu kì 3, nhóm VII. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố & so với các nguyên tố lân cận? * Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập qua câu hỏi gợi ý của giáo viên. + Nguyên tố A có số hiện nguyên tử là 17. Vậy điện tích hạt nhân của nguyên tố A là bao nhiêu? + Có bao nhiêu electron? + Nguyên tố A ở chu kì 3, nhóm VII. Vậy nguyên tố A có mấy lớp electron và số e lớp ngoài cùng? + Nguyên tố ở chu kì 3, nhóm VII, điện tích hạt nhân 17. Vậy nguyên tố A là phi kim hay kim loại? + Nguyên tố A là phi kim gì? Mạnh hay yếu? + Nguyên tố A là Clo so với nguyên tố đứng phía trước ở chu kì 3 là nguyên tố mạnh hay yếu, có số hiệu nguyên tử là mấy , tên nguyên tố đó là gì? + Nguyên tố A là Clo ở đầu nhóm hay cuối nhóm? + Nguyên tố A là Clo so với nguyên tố đứng trên và nguyên tố đứng dưới mạnh hay yếu , có số hiệu nguyên tử là mấy, tên nguyên tố đó là gì?
* Nhận xét, đánh giá sản phẩm và so sánh một số nguyên tố phi kim hoặc kim loại trong bảng cho hs biết | * Học sinh ghi ví dụ.
* Thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập, cử đại diện nhóm trả lời, nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung. à là 17+
à có 17 e. à 3 lớp e, 7e lớp ngoài cùng. à Nguyên tố A là phi kim.
à Là phi kim clo mạnh. à Là nguyên tố phi kim yếu hơn Clo, có số hiệu nguyên tử là 16, đó là lưu huỳnh. à Ở gần đầu nhóm. à So với Clo, ng. tố phía trên là phi kim mạnh hơn, số hiệu nguyên tử là 9 tên là Flo; so với nguyên tố phía dưới là phi kim yếu hơn, số hiệu nguyên tử là 35, đó là Brôm. * Quan sát, lắng nghe và ghi nhớ. |
Biết vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất cơ bản của nguyên tố, so sánh tính phi kim hay kim loại của nguyên tố này với những nguyên tố kia.
| |||||||||||||||||||
2/- Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của nguyên tố đó: | |||||||||||||||||||||
* Gọi hs đọc ví dụ sgk. * Đặt câu hỏi gọi hs trả lời, yêu cầu hs khác nhận xét, bổ sung + Nguyên tố X có điện tích hạt nhân 16+, 3 lớp e, có 6 e ở lớp ngoài cùng, nên nguyên tố X ở ô thứ mấy? Chu kì, nhóm? + Là nguyên tố phi kim hay kim loại? + Nguyên tố X đứng ở đầu, cuối chu kì nhóm? + Nguyên tố X là nguyên tố nào? + Tính phi kim của nguyên tố X so với nguyên tố đứng ở trên và ở dưới trong nhóm? + Tính phi kim của nguyên tố X so với nguyên tố bên trái, bên phải trong chu kì 3? * Nhận xét và giải thích thêm: “Nhìn vào bảng TH, nếu biết được cấu tạo của nguyên tử như: Điện tích hạt nhân, lớp e, số e ngoài cùng, từ đó ta có thể suy ra vị trí của nguyên tố đó trong bảng và tính chất hóa học cơ bản của nó. | * Đọc thông tin. * Trả lời, hs khác nhận xét, bổ sung. (Gợi ý sản phẩm) à Ô 16, chu kì 3, nhóm VI.
à Là nguyên tố phi kim. à Cuối chu kì 3, gần đầu nhóm VI. à Lưu huỳnh.
à O > S > Se.
à P < S < Cl.
* Lắng nghe và ghi nhớ.
|
Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố, ta có thể suy đoán vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất của nguyên tố.
| |||||||||||||||||||
3.3. Hoạt động luyện tập: - Mục tiêu: + Kiến thức: Luyện tập củng cố nội dung bài học. + Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.. -Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân. Sự biến đổi các tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn trong 1 chu kì và trong 1 nhóm được biểu hiện như thế nào? Câu 1: Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau: Điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 1 e. Hãy suy ra vị trí của X trong bảng tuần hòa và tính chất hóa học cơ bản của nó. Dự kiến sản phẩm: - X có điện tích hạt nhân là 11+ có nghĩa là có 11e trong nguyên tử, có số TT là 11 trong bảng tuần hoàn. - X có 3 lớp e - X có 1 e cở lớp ngoài cùng - Na là kim loại hoạt động hóa học mạnh. + Tác dụng với nước + Tác dụng với oxi Câu 2: Sự biến đổi các tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn trong 1 chu kì và trong 1 nhóm được biểu hiện như thế nào? Nhận xét, đánh giá sản phẩm. 3.4/ Hoạt động vận dụng: - Mục tiêu: + Kiến thức: Luyện tập củng cố nội dung bài học. + Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát nhận xét, tính toán.. -Phương thức: Làm bài tập, trả lời câu hỏi, hoạt động cá nhân. Cho học sinh làm bài tập 1,3,4 sgk/101. Hướng dẫn học sinh làm bài tập 5,6/101 sgk. Nhận xét, đánh giá sản phẩm. 3.5/ Hoạt động tìm tòi, mở rộng: Mục tiêu: * Kiến thức: Hs vận dụng những kiến thức để áp dụng vào thực tiễn trong đời sống. * Kĩ năng: Giải thích những vấn đề trong cuộc sống và trong sản xuất. Phương thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. Oxit của một nguyên tố có công thức chung là RO3, trong đó oxit chiếm 60% về khối lượng. a. Hãy định tên nguyên tố R b. Cho biết tính chất hóa học của nguyên tố R và so sánh với tính chất của các nguyên tố trước và sau nó trong cùng chu kì Giải a. Trong phân tử có 3 nguyên tử oxi, khối lượng là mO = 16 x 3 = 48 (đvC). Ta có 48 đvC ứng với 60% phân tử của oxit Vậy 40% phân tử ứng với nguyên tử của nguyên tố R Nguyên tố R = 48 x 40: 60= 32 đvC =>Nguyên tố R là lưu huỳnh (S) CT của oxit: SO3 b. Lưu huỳnh là nguyên tố phi kim hoạt động hóa học mạnh hơn photpho nhưng yếu hơn clo. Nhận xét, đánh giá sản phẩm. Học kỹ bài. Xem lại tính chất hóa học của phi kim, clo, cacbon, hợp chất của cacbon, bảng TH. Giờ tới luyện tập. Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 7 trang 101 sgk.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét